Tựa game tin đồn ‘Quake II Remaster’ đã có mặt trên PC và Console
Ngày 5.3, Công an P.Thọ Quang (Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) bàn giao Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng khu vực 2 (địa bàn Q.Sơn Trà và Q.Ngũ Hành Sơn) 8 con bạc trong vụ sát phạt tại âu thuyền Thọ Quang để xử lý theo thẩm quyền.Thiếu tá Thân Thành Trung, Trưởng công an P.Thọ Quang, cho biết thời gian gần đây tại cảng cá và âu thuyền Thọ Quang xuất hiện một nhóm đánh bạc dưới hình thức lắc bầu cua, sát phạt bằng tiền mặt, hầu hết là người ngoại tỉnh tham gia.Các con bạc lợi dụng đêm tối, khu vực vắng vẻ do công trình nâng cấp cảng cá và âu thuyền Thọ Quang đang thi công, để sát phạt.Do đặc thù khu vực cảng cá rộng, nhóm này cảnh giới, nhanh chóng tẩu tán tang vật khi thấy lực lượng tuần tra đêm xuất hiện từ xa.Để triệt xóa ổ bạc, thiếu tá Thân Thành Trung chỉ đạo thiếu tá Hồ Đình Tuấn, chỉ huy phụ trách phòng chống tội phạm, huy động trinh sát tổ hình sự xác minh, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ và phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Đà Nẵng phá án.Sau nhiều đêm phối hợp trinh sát, lúc 4 giờ 15 ngày 4.3, Công an P.Thọ Quang cùng đơn vị phối hợp đột kích ổ bạc tại khu vực công trường cảng cá và âu thuyền Thọ Quang, bắt giữ 8 nghi phạm, trong đó có 5 nữ.Các con bạc gồm: C.N.C (38 tuổi), L.N.T (34 tuổi, cùng ngụ xã Bình Nam, H.Thăng Bình), V.T.Q.T (30 tuổi, ngụ xã Tam Anh Bắc), N.T.N.S (43 tuổi, ngụ xã Tam Tiến, cùng H.Núi Thành, Quảng Nam), L.T.T (59 tuổi, ngụ tổ 90, P.An Hải Bắc), N.T.T (58 tuổi, ngụ P.Nại Hiên Đông), L.V.X (30 tuổi, ngụ P.Mân Thái, cùng Q.Sơn Trà), N.N.P (31 tuổi, ngụ xã Krông Buk, H.Krông Pắk, Đắk Lắk).Tang vật thu giữ số tiền đánh bạc ở ván cuối cùng trước khi bị bắt quả tang là hơn 3 triệu đồng, bộ dụng cụ đánh bạc dưới hình thức lắc bầu cua, cùng lượng lớn tiền mặt thu giữ trong người các con bạc.Công an P.Thọ Quang củng cố hồ sơ ban đầu, chuyển đến Cơ quan CSĐT Công an TP.Đà Nẵng khu vực 2 để thụ lý, xác minh theo thẩm quyền.4 món phụ kiện được sao Việt nâng điểm cho visual cuối hè
Bình Dương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ, đã nhanh chóng khẳng định vị thế là trung tâm công nghiệp và logistics hàng đầu Việt Nam. Vị trí đắc địa liền kề TP.HCM và các tuyến đường huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, tỉnh Bình Dương không chỉ đảm bảo khả năng kết nối nhanh chóng với các khu vực kinh tế trọng yếu khác, mà còn giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các cảng biển quốc tế như Cảng Cát Lái, Cảng Sài Gòn và Cảng Cái Mép - Thị Vải.Với kế hoạch hoàn thành tuyến đường Vành Đai 3 vào năm 2026, hệ thống giao thông Bình Dương sẽ tiếp tục nâng cấp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa. TTC Đặng Huỳnh nắm bắt lợi thế này để cung cấp hơn 248.800 m² diện tích kho bãi tại Khu công nghiệp Sóng Thần 1 và các tổng kho tại Bình Dương, mang đến cơ hội lý tưởng cho các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động logistics.Công ty Cổ phần Khai thác và Quản lý Khu công nghiệp Đặng Huỳnh (TTC Đặng Huỳnh - thành viên Tập đoàn TTC) nổi bật với sự đa dạng trong các loại hình kho bãi và nhà xưởng, phục vụ nhu cầu đa dạng của nhiều loại hình doanh nghiệp. Từ kho xưởng đơn lập dành cho những doanh nghiệp cần không gian vận hành riêng biệt, đến kho xưởng liền kề tối ưu chi phí cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay dịch vụ xây dựng kho xưởng theo yêu cầu, đảm bảo mọi tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật. Không chỉ dừng lại ở đó, TTC Đặng Huỳnh còn cung cấp dịch vụ thuê kho, quản lý hàng hóa và xếp dỡ trọn gói, mang đến giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp. Các loại hình đều được trang bị đầy đủ tiện ích như hệ thống an ninh 24/7, phòng cháy chữa cháy đạt chuẩn, nguồn điện nước ổn định và đội ngũ quản lý hàng chuyên nghiệp, chuyên trách xếp dỡ hàng hóa nhanh chóng. Điều này giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc quản lý sản xuất và lưu trữ hàng hóa, đồng thời nâng cao hiệu quả vận hành.Một trong những yếu tố then chốt khiến TTC Đặng Huỳnh trở thành đối tác tin cậy là sự minh bạch trong các thủ tục pháp lý. Từ giấy tờ đất đến hợp đồng thuê, mọi quy trình đều được thực hiện rõ ràng, giúp doanh nghiệp an tâm trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, TTC Đặng Huỳnh còn cung cấp các gói thuê linh hoạt với thời gian lâu dài, phù hợp cho những doanh nghiệp muốn ổn định và phát triển bền vững.Với vị trí chiến lược, hệ thống sản phẩm đa dạng và pháp lý minh bạch, TTC Đặng Huỳnh không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện toàn diện quy trình logistics mà còn mở ra cơ hội cạnh tranh vượt trội trên thị trường. Bình Dương, với sự phát triển không ngừng của hạ tầng giao thông và lợi thế là trung tâm logistics phía Nam, chắc chắn sẽ là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong tương lai.Ưu đãi đặc biệt khi khách hàng thuê dài hạn!
New Zealand 'chân trong, chân ngoài' với AUKUS
Cuộc trò chuyện với nữ triệu phú dâu tây không dùng bất kỳ một chữ tiếng Anh nào như chúng tôi hình dung.Sorry, are you Ms Lâm Ti? – Tôi hỏi. Vâng, chào anh. Lâm Ti nghe đây ạ, nay mình có cuộc hẹn ở nông trại của Lâm Ti phải không? - giọng tiếng Việt chuẩn, thật ngọt ngào nữ tính ở đầu dây bên kia khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Hơn 30 năm ở Úc mà chất giọng Việt Nam của người phụ nữ quản lý phụ trách cả ngàn nhân viên từ khắp nơi trên thế giới vẫn rõ ràng và mạch lạc. Một giọng Việt thuần bản ngữ, có pha chút giọng gió miền Trung không lẫn vào đâu, không hề lơ lớ tí xíu nào càng khiến sự tò mò về người phụ nữ đặc biệt này.Gần 1 tiếng lái xe, chị Mai Hương – anh Huy Tuấn đưa chúng tôi đến khu ngoại ô Bullsbrook của Perth để đến với TI Group of Companies. "Làm farm" là từ thông dụng mà nhiều bà con người Việt khi nhắc đến Úc bởi một nền nông nghiệp phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và tạo ra những sản phẩm luôn tươi ngon như dâu, xoài, việt quất… Nữ "tổng quản" của khu nông trại trong chiếc áo tay dài váy ngắn càng khiến chúng tôi bất ngờ bởi làm nông nhưng không hề… sợ nắng! Cái nắng cuối xuân ở Perth không quá gay gắt, bất ngờ dịu mát hơn bởi nông trại dâu to mênh mông của Lâm Ti. Nó bạt ngàn, phủ một màu xanh và những điểm đỏ dâu ngọt. Cuối xuân cũng là cuối vụ thu hoạch dâu, những hàng dâu thẳng tắp chỉ còn sót lại màu xanh tươi của lá và những trái dâu to mọng xanh đỏ xen kẽ nhau. Cầm tờ đặc san doanh nhân do chúng tôi gửi tặng, chị Lâm Ti bất ngờ thốt lên: "Đúng rồi, báo Thanh Niên ra đời năm 86, gần 40 năm rồi. Chữ viết này rất là thân thuộc với Lâm Ti…". Những dòng chữ Việt thân thuộc như hiện về với nữ Tổng giám đốc này. Cùng gia đình sang Úc khi đang học lớp 7 vào năm 1991, vốn tiếng Việt của cô bé 14 tuổi khi đó vẫn giữ vững, phát triển hơn không chỉ ở nói, viết mà không hề bị mai một. Có lẽ khá lâu rồi cô mới đọc một tờ báo tiếng Việt.Cùng gia đình sang ngay Tây Úc này từ thập kỷ 90, vừa đi học, Lâm Ti học nghề nông trại từ ba nuôi. Ông vốn là một nhà nhập xuất khẩu trái cây bản xứ lâu đời. Cái vận "nông dân" ứng lại với cô gái trẻ này. Ở đất nước tạo ra cơ hội như Úc, nữ tổng giám đốc TI of Companies tự nhận mình: "Ti không hề giỏi, không hề hay hơn ai nhưng vì cơ hội nếu mình chịu làm, chịu khó. Chỉ cần chịu cực để làm việc lao động thì kết quả sẽ đến". Ký ức của 33 năm về trước với người phụ nữ giỏi giang này. Quê Nha Trang Khánh Hòa, từ nhỏ chị đã quen thuộc với cây cỏ trong vườn nhà, cây gì, trái nào, sinh trưởng ra sao. Sinh ra ở vùng gió biển, xứ cát trắng, nữ giám đốc này hiểu thế nào về khu rẫy nhà mình với sự sinh trưởng của các loại cây trái ở vùng đất khắc nghiệt cho trồng trọt. Ký ức tuổi thơ của chị chính là những cây khoai mì, cây lúa, hay đậu phộng. Những cây cối tự nhiên trong vườn nhà, trong ký ức tuổi thơ là hành trang để chị đi tiếp với quả dâu trong suốt hơn 20 năm qua như một cái duyên mà khó người nào lý giải được. Nó là "vốn liếng" ít ỏi cho chị để hiểu hơn về những cây trái, đặc biệt là trái dâu khi được trồng ở Úc. Với lãnh thổ rộng lớn nhưng chắc ít người biết rằng, 2/3 lãnh thổ nước Úc không có người sinh sống vì địa hình địa lý khác biệt. Phụ ba trong công ty, nghiệp nông dân lại vận vào người phụ nữ duyên dáng này. Ba nuôi của chị có sẵn công ty xuất khẩu trái cây, rau củ nên vừa học vừa làm vừa phụ ba trong suốt giai đoạn trưởng thành. Một may mắn mà chị thừa nhận là khi đó cộng đồng người Việt tại Perth và Tây Úc trồng trái cây rất nhiều, công việc giúp chị quen biết kết nối dần với bà con nông dân cùng là đồng hương nơi xứ người. Cái duyên VN giúp chị dễ kết nối gần gũi hơn với bà con và khi ba chị bán công ty, chị vẫn tiếp tục làm việc cho ông chủ mới thêm 2 năm để tích lũy kinh nghiệm.Nhưng đâu phải cuộc đời của Lâm Ti chỉ luôn là nông dân. Đã từng có một thời gian, người phụ nữ ấy đã theo đuổi điều mong muốn khác. Là phụ nữ, lại yêu cái đẹp nữ giám đốc ngày nay khi đó cũng muốn "thay đổi cuộc đời" không làm nông dân nữa, chị nghỉ việc và theo học kinh doanh, marketting… Quyết tâm không làm nông dân cũng lớn dần trong khao khát của người thiếu nữ khi đó. "Tại sao mình là phụ nữ, tại sao không trở thành họa sĩ, người mẫu mà lúc nào cũng đi làm rẫy?", câu hỏi đó cứ thôi thúc chị vì mua bán nông sản khi đó rất cực, theo dõi canh tác, buôn bán nội địa nên đi học về ngủ đến 3-4 giờ sáng chị đã phải dậy vận chuyển hàng hóa giao cho các chợ, siêu thị. "Mình không thể tiếp tục thế này bởi sau này còn gia đình, con cái", chị nghĩ vậy và thế là chị nghỉ ngang đi học marketting, học kinh doanh, lấy bằng mua bán bất động sản. Nghiệp nông dân chính thức kết thúc sau khi chị đi làm, bán được 2 căn nhà trong 6 tháng. Những tưởng bà chủ dâu ở Perth sẽ trở thành một doanh nhân địa ốc thế nhưng cuộc gọi điện của chú Berry - ông chủ cũ mua lại công ty của ba chị (cũng là bạn của ba) muốn chị trở lại phụ công ty là một bước ngoặt rất lớn. Công ty chỉ mua bán nội địa nên khả năng phát triển gần như không thể bùng nổ được nữa, với kiến thức học được về markertting, chị mạnh dạn đề xuất nếu chị quay trở lại, công ty phải chuyển hướng dần sang xuất khẩu. Thế là duyên nợ "nông dân" lại trở về với cô Lâm Ti sau cuộc gọi điện đó. Về làm mảng xuất khẩu, chị được giao cho chiếc vé máy bay khứ hồi bay sang Hồng Kông để thương thuyết đưa hàng vào 2 siêu thị lớn nhất Hồng Kông khi đó. Mọi bài vở chuẩn bị sẵn bỗng chốc tan biến khi gặp ông chủ lớn nhưng thật may mắn kết cục đơn hàng thành công. Kinh nghiệm và kiến thức đàm phán, kết nối bạn hàng quốc tế chính thức được tích lũy từ đây. Về phụ thêm một thời gian, cô nông dân ngày nào mạnh dạn chính thức ra riêng dù còn rất trẻ. Đó là một quyết định lịch sử để tạo nên tập đoàn TI dâu như hiện nay. TI Group Companies của bà chủ Lâm Ti được thành lập vào năm 2003 sau câu tư vấn nhẹ nhàng của ba nuôi chị: Bây giờ con đi làm mà con có được vui với công việc của con không? Vui rồi, thì tiền bạc mà người trả cho con có vui hay không? Nếu đã vui đã đủ thì có cái gì mà con lo đâu, con mới có 26 tuổi, 3 năm nữa con cũng chỉ mới 29 tuổi và vẫn dưới 30 tuổi mà, nếu có sai thì mình vẫn còn thời gian làm lại. Chị thừa nhận lúc đó: "Mình lo lắm, thiếu kiến thức, còn trẻ đủ thứ cả nhưng câu nói của ba nuôi khiến mình cảm thấy thoải mái và không còn lo lắng gì cả". Cái hay của người nữ giám đốc này là nhận ra thời cuộc. Hơn 20 năm trước, Nhưng với đầu óc nhạy bén nhìn ra cơ hội của trái dâu nên thời điểm 2008 – vài năm sau khi thành lập công ty chị bắt đầu "bén duyên" và tạo nên một tập đoàn trồng và xuất khẩu trái dâu như hiện nay. Với kiến thức học được, sớm nhận ra thị trường táo, đào đang phải cạnh tranh gay gắt với Nam Phi hay táo New Zealand nên đã chủ động chuyển hướng sang quả dâu. Điều quan trọng để chị chuyển hướng chính là việc hơn 95% cộng đồng gốc Việt tại Tây Úc chủ yếu chỉ trồng dâu. Cùng là đồng hương, cùng kết nối trong bao nhiêu năm, mối mang, bạn hàng. Với lợi thế cùng giao tiếp bằng tiếng Việt, nên bà con cảm thấy thoải mái, tin tưởng. Quan trọng hơn hết chị Lâm Ti cùng người bạn trai khi đó anh Jame (rất đẹp trai) thực hiện một cuộc "cách mạng về nông nghiệp" cho bà con bởi cách đây gần 20 năm trồng trọt bên Úc cũng theo kiểu gia đình truyền thống. Sản lượng và chất lượng mỗi nhà đều khác nhau. Điều đó là rất khó để xuất khẩu, chào hàng cho các nước khác. Chị và người bạn đồng hành của mình quyết định bao tiêu đầu ra, đặc biệt là chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt chuyển giao cho các nông dân gốc Việt. Trong suy nghĩ của người viết, đó là một quyết định lịch sử nhưng người phụ nữ khiêm nhường như chị chỉ đánh giá rằng: "Nó là một bất ngờ và may mắn, giúp mình nắm lấy cơ hội để phát triển đến hôm nay". Chàng nông dân Jame chắc hẳn là một anh nông dân đẹp trai nhất tôi từng biết, to con lực lưỡng và rất đẹp trai, từ khi quen Lâm Ti anh cũng bén duyên luôn với nông nghiệp. Người bạn đời này (trước đây) đã dồn toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu, khoa học kỹ thuật để cho chất lượng quả dâu được tốt nhất. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là một bước đi lịch sử đúng thời điểm khi đó để bà con yên tâm canh tác, thu hoạch. Khi những đơn hàng bắt đầu đều đặn, bà chủ Lâm Ti chính thức mở nông trại. "Mở farm thì mình vui lắm nhưng cũng cực lắm luôn. Không biết tại sao mình lại mở farm làm gì?", chị nói.Giữa nông trại dâu mênh mông cuối mùa, những quả dâu to mọng xanh đỏ to gấp đôi ngón tay cái là rất nhiều thành quả mà công sức và tình yêu trái dâu của Lâm Ti và James dồn vào đấy trong suốt 22 năm qua. Cả 2 đều yêu quả dâu, đều yêu cái nắng – cát của miền Tây Úc mênh mông. 21 năm qua cặp đôi trên vừa là đồng nghiệp, vừa là nhà đồng sáng lập và cũng là bạn đời của nhau với 2 người con nay đã 14 và 12 tuổi. Thế nhưng chữ duyên chung nhà dừng lại 10 năm qua. Trong 10 năm ấy, cả hai vẫn là 2 người bạn tốt đồng hành cùng nhau điều hành TI Group Companies và dồn toàn tâm toàn ý tình yêu vào quả dâu tươi. Thế bí quyết thành công của TI Group Companies là gì để mỗi ngày có thể xuất khẩu khoảng 20 tấn dâu đi các thị trường khó như: Singapore, Hồng Kông, Thái Lan? – chúng tôi hỏi. Mỉm cười nhẹ nhàng, nữ giám đốc không nói điều gì to tát mà chỉ đơn giản bằng 2 chữ: "chuyên nghiệp!". Chuyên nghiệp trong nâng cao chất lượng sản lượng quả dâu bằng khoa học kỹ thuật – yếu tố tiên quyết trong xuất khẩu nông sản. "Chưa bao giờ Lâm Ti giới thiệu hàng của mình là ngon nhất, chất lượng nhất và giá rẻ nhất mà mình hãy làm tốt nhất có thể trong khả năng và công việc của mình để đối tác cảm nhận và đánh giá", chị Lâm Ti khiêm tốn chia sẻ. Nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất mong muốn một ngày nào đó, quả dâu tươi từ Úc của chị sẽ chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc những chuyến trở về quê hương nguồn cội chị và Jame sẽ có cơ hội được chia sẻ những kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân ở quê nhà. Anh nông dân Jame nhận xét nông nghiệp VN rất có tiềm năng nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong nhiều chuyến đi đến VN, được trải nghiệm và tận mắt chứng kiến bà con nông dân sản xuất canh tác, anh Jame cho biết thói quen tập quán cũ và câu chuyện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết mà VN cần thay đổi để thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển. Ngoài tình yêu nông trại và trái dâu, nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất nhiệt tình trong các hoạt động cộng đồng của bà con, kiều bào tại TP.Perth. Tại lễ hội Xuân Quê hương vừa qua, chúng tôi tình gặp lại lại chị với nụ cười dịu dàng khi không ngại ngồi dự khán dưới ánh nắng chói chang theo dõi nhiều tiết mục văn hóa truyền thống của Việt Nam. Với Lâm Ti, một phụ nữ Úc rất Việt Nam và rất thuần nông giản dị, phát triển nông nghiệp ở Úc là để trả ơn nước Úc và cũng là một cầu nối để có thể giúp quê hương nguồn cội VN của mình qua nhiều hình thức khác nhau từ lao động đến nông sản, nông nghiệp, một cách nhẹ nhàng, duyên dáng nhất!Sự thành công của những người phụ nữ Việt tại Tây Úc được xây dựng trên nhiều yếu tố quan trọng. Trước hết là tinh thần kiên trì, bền bỉ và sự chăm chỉ của họ. Người phụ nữ Việt Nam luôn có sự kiên nhẫn và tinh thần vượt khó, điều này đã giúp họ vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống và công việc. Thứ hai, là sự linh hoạt và khả năng thích nghi. Các phụ nữ Việt tại Tây Úc đã thể hiện khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường mới, từ việc nắm bắt ngôn ngữ, văn hóa đến việc hòa nhập vào cộng đồng địa phương. Họ không ngại thử thách và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân. Thêm vào đó là sự tự tin và quyết tâm. Những người phụ nữ Việt tại Tây Úc luôn tự tin vào khả năng của mình và không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu. Họ biết rằng sự thành công không đến từ may mắn mà từ sự nỗ lực không ngừng. Và trên hết là tinh thần tự hào dân tộc, luôn hướng về quê hương, đất nước. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên những người phụ nữ Việt Nam thành công, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của cộng đồng người Việt ở sở tại.Tổng lãnh sự Việt Nam tại Perth - Nguyễn Thanh Hà
Sau 2 năm làm việc văn phòng với mức lương ổn định trên 10 triệu đồng/ tháng, cuối năm 2024, Nguyễn Thanh Đông quyết định nghỉ việc. Áp lực công việc cùng cảm giác không phù hợp khiến chàng trai trẻ rơi vào bế tắc. “Cảm thấy mình không thuộc về môi trường đó. Dù thu nhập tốt, nhưng tinh thần mình cứ dần kiệt quệ”, Đông chia sẻ. Quyết định rời TP.HCM, anh trở về quê nhà ở TP.Vũng Tàu để nghỉ ngơi và tìm lại sự bình yên.Sau một tháng sống cùng gia đình, Đông xin làm phụ bếp tại quán ăn chay. Đông phải dậy từ 4 giờ 30 sáng với việc cắt rau củ, chuẩn bị để kịp bán cho khách lúc 6 giờ. Dù vất vả, Đông không còn cảm thấy áp lực như trước. Buổi chiều, chàng trai đan lưới để kiếm thêm thu nhập.Tổng cộng, mỗi tháng Đông kiếm khoảng 8 triệu đồng, thấp hơn mức lương cũ, nhưng đổi lại, không phải lo tiền trọ và được sống gần gia đình. “Công việc này tuy nặng nhọc, nhưng mình thấy thoải mái hơn nhiều. Mình có thời gian để suy nghĩ xem bản thân thực sự muốn gì”, Đông nói.Dẫu vậy, cuộc sống mới không hoàn toàn dễ dàng. Thỉnh thoảng, Đông vẫn phải đối mặt với những câu hỏi mang tính phán xét: “Học đại học rồi giờ đi phụ bưng bê ở quán ăn à?”. Những lời nói ấy khiến chàng trai không khỏi chạnh lòng. “Ban đầu mình cũng tự vấn bản thân, nhưng rồi mọi thứ sẽ ổn thôi. Quan trọng là mình sống vui vẻ và không hối tiếc”, Đông tâm sự.Đông xem đây là “nghỉ hưu gián đoạn” để tái định hướng cuộc đời, và dự định sẽ quay lại thành phố xin việc vào tháng 6 tới.Thanh Đông không phủ nhận rằng công việc hiện tại chỉ là tạm thời. Chàng trai vẫn ấp ủ kế hoạch quay lại thành phố, tìm một công việc phù hợp hơn với năng lực và sở thích. Nhưng khoảng thời gian làm phụ bếp ở quê nhà đã dạy Đông cách trân trọng những điều giản dị và hiểu rõ giá trị của sự cân bằng trong cuộc sống.“Mình không hối hận vì quyết định này. Nó giúp mình trưởng thành hơn”, Đông khẳng định.Đào Thị Kiều Oanh (26 tuổi), tốt nghiệp ngành marketing Trường ĐH Tài chính - Marketing TP.HCM, từng làm việc văn phòng với mức lương 8 triệu đồng/tháng, đủ để trang trải cá nhân nhưng không thể hỗ trợ gia đình. Áp lực công việc gò bó khiến cô nghỉ việc vào tháng 4.2024. Tạm cất tấm bằng loại khá, Oanh quyết định mua xe đẩy, cùng em trai khởi nghiệp bán bánh mì. Từ lỗ vốn tháng đầu, giờ đây cô kiếm hơn 10 triệu đồng/tháng, đủ lo cho bản thân và em trai mới học xong THPT. Với Oanh, công việc tay chân không chỉ là kế sinh nhai mà còn là niềm yêu thích, phù hợp với tính cách và mang lại sự linh hoạt.Với Oanh, hơn 1 năm đẩy xe bán bánh mì, bánh hỏi chưa từng khiến cô hối hận. Oanh cho biết đôi khi hạnh phúc không nằm ở danh vị, mà ở sự tự do và ý nghĩa từ chính đôi tay mình tạo ra. “Hiện tại mình vẫn muốn tiếp tục với công việc này. Nếu sau này có duyên và công việc phù hợp, mình sẽ trở lại làm nhân viên văn phòng”, Oanh nói.Nguyễn Minh Vương (23 tuổi), sinh sống tại 11 Lê Ngô Cát, Q.3 (TP.HCM), từng làm marketing tại một công ty quảng cáo ở Q.3, với lương 12 triệu đồng/tháng, đã nghỉ việc vào tháng 9.2024 vì áp lực deadline và môi trường cạnh tranh. Vương chuyển sang làm nhân viên nhặt bóng tại sân pickleball ở P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, thu nhập giảm còn 7 triệu đồng/tháng.Dù gia đình và bạn bè ngạc nhiên, Vương không bận tâm đến định kiến. Chàng trai xem đây là giai đoạn làm mới bản thân, giảm căng thẳng và rèn thêm kỹ năng, với dự định quay lại marketing hoặc thử lĩnh vực mới khi sẵn sàng.Ông Bùi Đoàn Chung, từng làm Trưởng phòng nhân sự của chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven Việt Nam, người sáng lập và điều hành Công ty CP Nghề nhân sự Việt Nam, cho biết nguyên nhân những người trẻ có trình độ học vấn nhưng lại lựa chọn các công việc tay chân là vì dễ làm, dễ tham gia, không đòi hỏi đầu vào, lại được tự do, thoải mái, không bị gò bó về thời gian... Tự do để cân bằng giữa công việc và cuộc sống, miễn sao có thu nhập đủ dùng. Một số bạn chịu khó, có thể tìm được mức thu nhập cao hơn văn phòng. Theo ông Chung việc giới trẻ chọn công việc linh hoạt, khiến doanh nghiệp khó tuyển dụng cho các vị trí cần trình độ. Nhiều người quen tự do, ngại quay lại môi trường gò bó, chọn công việc chân tay dài hạn, dẫn đến mất lực lượng lao động tri thức và gia tăng cạnh tranh ở các việc giản đơn.“Tự do không chỉ là giờ giấc thoải mái, mà nên được hiểu là khả năng làm chủ công việc, duy trì kỷ luật và trách nhiệm cao. Lời khuyên cho các bạn trẻ là kiên trì, chủ động học hỏi, tránh chạy theo xu hướng nhất thời hay thu nhập trước mắt mà bỏ lỡ cơ hội phát triển dài hạn, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho cả sự nghiệp và cuộc sống”, ông Chung nói.
Những cổ phiếu nào giúp nhà đầu tư thu lãi hơn tiết kiệm cả năm?
Việc kéo dài thời gian cập nhật phần mềm cho smartphone hứa hẹn sẽ giảm thiểu lượng điện thoại bị vứt bỏ, kéo dài tuổi thọ thiết bị và giảm áp lực nâng cấp thường xuyên, từ đó giúp tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng. Mặc dù vậy, gần 2 năm sau, nhiều người bắt đầu nghi ngờ về tầm quan trọng của hoạt động này.Một trong những lý do chính khiến 7 năm cập nhật không thực sự tạo ra tác động lớn là hầu hết người dùng không giữ điện thoại lâu đến vậy. Theo số liệu từ Statista, chu kỳ thay thế smartphone trung bình ở Mỹ hiện là khoảng 2,54 năm và mặc dù dự kiến sẽ tăng lên 2,68 năm vào năm 2027, con số này vẫn còn cách xa 7 năm. Các nhà sản xuất điện thoại hiểu rõ điều này, kết quả là việc hứa hẹn 7 năm cập nhật phần mềm không tốn kém nhiều vì họ biết rằng phần lớn người dùng sẽ "không ở lại để hưởng lợi từ nó".Ngoài ra, ngay cả khi người dùng muốn giữ smartphone lâu hơn, các vấn đề về phần cứng có thể buộc họ phải nâng cấp. Chip và pin của smartphone thường bị lỗi thời sau vài năm sử dụng và màn hình cũng có thể gặp vấn đề sau thời gian dài. Chi phí và phiền phức khi duy trì một chiếc smartphone cũ có thể vượt xa lợi ích của việc giữ lại nó.Điều này cho thấy, mặc dù việc cung cấp 7 năm cập nhật phần mềm có vẻ như là một động thái thân thiện với người dùng nhưng đây có thể chỉ là một chiến lược tiếp thị giúp các công ty tạo dựng hình ảnh bền vững mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận. Họ vẫn có thể thúc đẩy doanh số bán hàng bằng cách khuyến khích người dùng nâng cấp thường xuyên.Dĩ nhiên không phải tất cả đều tồi tệ. Việc cập nhật phần mềm dài hạn có thể mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp quản lý một nhóm thiết bị nhằm giúp họ tiết kiệm chi phí thay thế. Người dùng có ngân sách hạn hẹp hoặc theo chủ nghĩa tối giản cũng có thể đánh giá cao việc có thêm 1 hoặc 2 năm hỗ trợ phần mềm.Tóm lại, mặc dù 7 năm cập nhật phần mềm nghe có vẻ hấp dẫn nhưng thực tế cho thấy hầu hết người dùng sẽ nâng cấp smartphone trước khi hết thời gian hỗ trợ. Nếu không có sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng và khả năng thích ứng của phần cứng, lời hứa này có thể chỉ là một chiêu trò tiếp thị hơn là một cam kết thực sự mang lại lợi ích cho người dùng.